Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

HỘI THẢO SẢN PHẨM CHÈ CỔ XƯA DƯỚI GÓC NHÌN THỜI CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4.0

Thứ hai, 01/07/2024, 14:56 GMT+7

Sáng ngày 20 tháng 6 năm 2024, Hội Khoa học công nghệ Chè Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Sản phẩm chè cổ xưa dưới góc nhìn thời cách mạng khoa học công nghệ 4.0”. Hội thảo diễn ra  nhân kỷ niệm 106 năm ngày thành lập Cơ sở nghiên cứu nông lâm nghiệp Phú Thọ (21/6/1918-21/6/2024).

Hội thảo có sự tham dự của Đại diện Hội Khoa học công nghệ chè Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chè và các chuyên gia nghiên cứu chè, cùng các hội viên đang công tác tại Viện. Hội thảo do TS. Đỗ Văn Ngọc – Chủ tịch Hội chủ trì.

Mở đầu chương trình các đại biểu thăm khu nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè .

HỘI THẢO SẢN PHẨM CHÈ CỔ XƯA DƯỚI GÓC NHÌN THỜI CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4.0

HỘI THẢO SẢN PHẨM CHÈ CỔ XƯA DƯỚI GÓC NHÌN THỜI CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4.0

Nội dung hội thảo gồm báo cáo “Sản phẩm chè cổ xưa dưới góc nhìn thời cách mạng khoa học công nghệ 4.0” do TS. Đỗ Văn Ngọc trình bày, tiếp theo là các ý kiến tham luận của các chuyên gia.

HỘI THẢO SẢN PHẨM CHÈ CỔ XƯA DƯỚI GÓC NHÌN THỜI CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4.0

HỘI THẢO SẢN PHẨM CHÈ CỔ XƯA DƯỚI GÓC NHÌN THỜI CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4.0

HỘI THẢO SẢN PHẨM CHÈ CỔ XƯA DƯỚI GÓC NHÌN THỜI CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4.0

Từ những ý kiến tham luận tại hội thảo, TS. Đỗ Văn Ngọc đã khẳng định các sản phẩm chè xưa cũ (nước uống từ nụ, hoa cây chè, lá chè tươi, sản phẩm lá chè lên men yếm khí) là sản phẩm cổ xưa nhưng hiện nay vẫn còn chỗ đứng trên thị trường.  Đặc biệt càng có ý nghĩa khi áp dụng các công nghệ thời cách mạng công nghệ 4.0 trong phân tích và công nghệ chế biến tiên tiến, thiết bị hiện đại để ra sản phẩm mới.

– Cần nghiên cứu để đáp ứng thị trường người tiêu dùng nước chè tươi, bắt đầu từ nguyên cứu tạo vùng nguyên liệu lá chè tươi vùng Đồng bằng bắc bộ và Duyên hải miền trung. Tiến hành điều tra, kế thừa, tuyển chọn những dòng chè mới để sản xuất vùng nguyên liệu lá chè xanh tại vùng Đồng bằng bắc bộ (đất có độ PH cao); các giống chè có khả năng chịu nắng hạn tại vùng Duyên hải miền trung .

– Từ những mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ, cần tận dụng tối đa các sản phẩm từ cây chè đặc biệt là nụ (hoa). Kết hợp với các công nghệ chế biến hiện đại (sấy thăng hoa, sấy lạnh) để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, thử nghiệm chế biến lá chè lên men yếm khí.