KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GÓP PHẦN PHỤC HỒI CÂY TRÀ HOA VÀNG Ở VÙNG TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC
Thứ ba, 02/07/2024, 20:23 GMT+7
Thứ sáu, 15/03/2024, 13:20 GMT+7
Kết quả nghiên cứu khoa học góp phần phục hồi cây Trà hoa Vàng tại vùng Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Trà hoa vàng hay còn gọi là Trà vàng, là loại cây có hoa màu vàng. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy, ở nước ta hiện có 24 loài thuộc chi Camellia, riêng vùng núi Tam Đảo có tới 8 loài, chiếm tới 33% số loài trà hoa vàng tại Việt Nam. Cây trà hoa vàng trở thành một loại đặc sản quý hiếm đặc trưng cho vùng Tam Đảo. Từ năm 2007, cây trà hoa vàng được xác định là Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda.
Trà hoa vàng là cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Cây trà hoa vàng trồng 3 năm mới cho thu hoạch lá, 4 năm mới cho thu hoạch hoa. Giá lá tươi khoảng 300.000 đồng/kg, hoa tươi có giá khoảng 1,3 - 1,8 triệu đồng/kg, hoa khô có giá bán khoảng 15 triệu đồng/kg. Cây trà hoa vàng có thời gian ra hoa kéo dài, hoa có màu sắc sặc sỡ và nở vào dịp tết âm lịch nên thường được sưu tầm để làm cây cảnh.
Trà hoa vàng là thực vật chứa thành phần dinh dưỡng phong phú nhất trong tự nhiên. Ngoài tác dụng làm cảnh, cải thiện môi trường, nó còn có giá trị dược liệu rất quý. Qua các tài liệu kiểm nghiệm khoa học thì trà hoa vàng có tới hơn 400 thành phần dinh dưỡng, nổi bật là Saponin, Tea polyphenol và các nguyên tố như Selenium (Se), Germannium (Ge), Kẽm (Zn), Vanadium ( V), Molypden (Mo), Mangan (Mn), Kalium (K) và các vitamin B1, B2, C, nên có giá trị chữa bệnh thông qua: giảm lượng cholesterol trong máu (giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong huyết áp, chống sự hình thành khối gây huyết khối máu tụ; phòng ngừa và kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8%, lợi tiểu mạnh, giải độc gan và thận, phòng ngừa xơ vữa động mạnh máu Vườn quốc gia Tam Đảo, nơi có một số loài trà hoa vàng, đây sẽ là khu vực bảo tồn nguyên vị và là vườn Camellia tự nhiên của Việt Nam.
Viện KHKT nông nghiệp miền núi phía Bắc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao thực hiện đề tài khoa học “ Nghiên cứu giải pháp sinh học trừ bệnh hại rễ nguyên nhân tử vong cây Trà hoa vàng ở vùng Tam Đảo, Vĩnh Phúc ”, mã số 30 / ĐTKHVP/20021-2023, thời gian thực hiện từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2023. Quyết định phê duyệt nhiệm vụ số 1535/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề tài được triển khai với mục tiêu phòng trừ có hiệu quả bệnh hại rễ cây gây chết cây, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và bảo tồn Trà hoa vàng tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Trong đó, tập trung xác định được loài vi sinh vật gây bệnh hại rễ cây Trà hoa vàng ở vùng Tam Đảo; Xây dựng biện pháp phòng trừ hiệu quả đối với bệnh hại rễ Trà hoa vàng ở vùng Tam Đảo.
Sau 24 tháng triển khai, đề tài đã được nghiệm thu cấp Tỉnh (Hội đồng nghiệm thu thành lập theo Quyết định số 133/QĐ-SKHCN ngày 23/8/2023 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc). Hội đồng KH&CN cấp Tỉnh đã đánh giá tốt các kết quả của đề tài, bao gồm:
- Nghiên cứu tổng quan tình hình và đánh giá hiện trạng sản xuất Trà hoa vàng, mức độ thiệt hại do bệnh hại rễ cây Trà hoa vàng ở vùng Tam Đảo.
+ Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế về phòng chống bệnh hại rễ bằng giải pháp sinh học trên cây trồng từ nghiên cứu trong và ngoài nước.
+ Kết quả đánh giá thực trạng sản xuất Trà tại Vùng Tam Đảo:
Cây trà hoa vàng đã được các cơ sở sản xuất và các cấp quản lý quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Cánh hoa vàng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bệnh hại rễ gây chết Trà hoa vàng là bệnh hiện hữu, bệnh hiện đang gây hại làm chết cây dao động từ 3-20% các lô Trà điều tra. Biện pháp xử lý bệnh rễ còn lại vẫn động và chưa có hiệu quả.
- Xác định vi sinh vật gây bệnh hại rễ cây Trà hoa vàng ở vùng Tam Đảo.
+ Đã được xác định là có 3 tác nhân gây hại rễ gây chết cây Trà hoa vàng đó là Nấm Phytopythium vexans, nấm Lasiodiplodia sp., và nấm Fusarium solani .
+ 3 tác nhân gây bệnh đều phát triển thỏa thuận lợi trên môi trường PDA, pH môi trường 5-6 và nhiệt độ môi trường 25-30oC.
- Nghiên cứu quy luật phát sinh của bệnh và một số yếu tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng đến bệnh hại rễ cây Trà hoa vàng ở Tam Đảo .
+ Diễn biến bệnh hại rễ trên cây Trà hoa vàng trên đồng ruộng phức tạp, thời gian hại nặng thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 11.
+ Lô Trà tuổi càng cao, Trà được trồng trên đất thịt nặng và có tính thoát nước kém làm tăng nguyên cơ bệnh hại rễ phát triểm mạnh hơn so với nương Trà tuổi nhỏ, trồng trên đất thịt nhẹ có tính thoát nước tốt.
Nấm bệnh Phytoythium vexans
- Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ bệnh hại rễ trên Trà hoa vàng và tập huấn, đào tạo cho người dân.
+ Nấm Trichoderm a viride và Chaetomium globosum có tính kháng cao với 3 tác nhân gây bệnh rễ ở điều kiện in vitro.
+ Các chế phẩm như BS01 và Mocabi đều có tác dụng trong phòng chống bệnh hại rễ cây Trà hoa vàng.
+ Các chế phẩm ABI – Trichoderma; HP2 có chức năng cải thiện được đặc tính lý, hóa, vì sinh vật có lợi đối với đất, hạn chế được bệnh hại rễ đồng thời thúc đẩy cây Trà hoa vàng sinh trưởng tốt hơn, trong đó chế phẩm HP2 kết hợp với chế độ sản phẩm Chaetomium thử nghiệm có nhiều lợi ích hơn.
+ Thực hiện mô hình xử lý bệnh hại rễ gây chết cây Trà hoa vàng (quy mô 02 ha), kết hợp biện pháp canh tác đã làm giảm số lượng cây chết 74-76%, tăng hiệu quả kinh tế từ 15,51- 17,81% so với đối chứng, ngoài ra còn các đặc tính lý hóa và vì sinh vật có lợi trong đất đang canh tác được cải thiện.
+ Tập huấn và chuyển giao TBKT xử lý bệnh hại rễ cây Trà hoa vàng bằng giải pháp sinh học cho 60 người và 03 kỹ sư.
Nhóm hội đồng thực nghiệm thu cấp cơ sở tại Viện KHKT Nông nghiệp miền núi phía Bắc.
- Đánh giá hiệu quả môi trường kinh tế - xã hội của kết quả nghiên cứu và đề xuất kiến trúc nhân rộng.
+ Đã được đánh giá khi sử dụng giải pháp sinh học trong phòng trừ bệnh hại rễ cây Trà hoa vàng tại Tam Đảo cho thấy hiệu quả kinh tế tăng trong sản lượng 15,51- 17,81%, cải thiện cuộc sống của người dân sản xuất, kích thích nhóm sản xuất tham gia, cải thiện nhận thức trong cộng đồng. Đất cảnh quan Trà được cải thiện.
+ Đã được nghiệm thu công bố kỹ thuật phòng chống bệnh hại rễ cây Trà hoa vàng là (theo QĐ số 252/QĐ-MNPB-KH ngày 14/2/2023 của Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc).
+ Đề xuất các giải pháp tăng cường áp dụng giải pháp sinh học trong quản lý bệnh hại rễ cây trà hoa vàng tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc tới các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý phát triển khai và tới người sản xuất thương mại Trà hoa vàng.
Đến nay, các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chuyển giao, ứng dụng trong sản xuất tại trên 20ha Trà hoa vàng tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Người viết : Vũ Ngọc Tú
- Sản xuất và chế biến chè đáp ứng yêu cầu mới của thị trường
- KẾT NỐI SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MỚI CHÈ VIỆT NAM
- Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?
- Chè việt và hành trình thoải khỏi "Bẫy giá rẻ"
- LÃNH ĐẠO UBND TỈNH LAI CHÂU THĂM MÔ HÌNH SẢN XUẤT CHÈ TẠI VIỆN KHKT NÔNG LÂM NGHIỆP MIỀN NÚI PHÍA BẮC
- HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM TẠI VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG LÂM NGHIỆP MIỀN NÚI PHÍA BẮC
- MỘT SỐ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ NGẮN HẠN VỀ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI NĂM 2024
- Lợi ích của việc uống trà xanh tươi mỗi ngày !
- Thứ trưởng Hoàng Trung và những kỳ vọng với ngành chè
- Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài