Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIẾN CỨU KHCN CẤP BỘ: “NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG CHÈ MỚI NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO KẾT HỢP VỚI LAI HỮU TÍNH”

Thứ ba, 14/04/2020, 21:46 GMT+7

Công tác chọn tạo giống chè luôn được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè – Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc quan tâm nghiên cứu và phát triển. Trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè đã áp dụng nhiều phương pháp chọn tạo giống chè khác nhau như nhập nội, thu thập giống, lai tạo, xử lý đột biến và áp dụng công nghệ sinh học. Trong đó, phương pháp chọn tạo giống chè bằng lai hữu tính và xử lý đột biến đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Ngày 25/3/2018, Hội đồng khoa học cấp Bộ đã nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài Nghiên cứu chọn tạo các giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo kết hợp lai hữu tính”.

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Minh Phương

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/năm 2014 đến tháng 12/năm 2017

- Cơ quan chủ trì đề tài: Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Đề tài đã được Hội đồng khoa học Bộ NN&PT Nông thôn nghiệm thu và đánh giá xếp loại đạt.

Một số kết quả chính đã đạt được

- Đã chọn được 3 giống chè mới trong đó 1 giống được công nhận giống mới (PH8) và 2 giống sản xuất thử (TRI5.0, Hương Bắc Sơn). Các giống chè mới đều có khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và chống chịu sâu bệnh tốt. Hiện nay các giống đang được trồng và phát triển tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La với diện tích 1200 ha (PH8), 40 ha (TRI5.0 ), 45 ha đối với giống (Hương Bắc Sơn).

- Đã chọn được 12 dòng chè mới trong đó có 7 dòng chè được tạo ra bằng phương pháp đột biến gồm các dòng: ĐBK1, ĐBK6, ĐBK11, ĐBK12, ĐBS7, ĐBS11, PH12.0 và 5 dòng chè được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính gồm các dòng 208, dòng 230, dòng 233, dòng 212, dòng 248. Các dòng chè mới chọn tạo có năng suất ở tuổi 3 đạt 3,78 – 5,8 tấn/ha tăng hơn so với đối chứng (Kim Tuyên, Shan ) 20 – 30%, điểm thử nếm chè xanh, chè đen đều đạt trên 16,5 điểm. Có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

- Đã chọn được 100 cá thể ưu tú bằng phương pháp xử lý đột biến và phương pháp lai hữu tính. Các cá thể đều có năng suất cao hơn đối chứng trên 20%, điểm thử nếm cảm quan chè xanh đạt trên 16,5 điểm, có hương thơm từ hương thơm nhẹ đến thơm đặc trưng hương hoa.

 - Xây dựng và thông qua hội đồng khoa học cơ sở 2 quy trình nhân giống và trồng trọt thâm canh cho một số dòng/giống chè đột biến và lai hữu tính.

Một số hình ảnh

trong quá trình thực hiện đề tài

        

 

 

    

 

         

  

 

 

Hoạt động lai tạo giống chè

 

Mô hình giống chè TRI5.0 tuổi 3 tại Long Cốc – Tân Sơn – Phú Thọ

Mô hình giống chè Hương Bắc Sơn tại Phú Hộ