Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

Qui trình trồng thâm canh chè Shan tập trung

Thứ ba, 31/12/2019, 15:48 GMT+7

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: TS. Nguyễn Thị Hồng Lam, TS. Nguyễn Hữu La, ThS. Nguyễn Thị Kiều Ngọc, KS. Phạm Thị Duyên, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải, KS. Trần Quang Việt và cộng sự.

2. Cơ quan tác giả: Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

3. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Dự án: “Phát triển giống chè chất lượng cao giai đoạn 2006-2010” đã nghiên cứu quy trình trồng chè Shan.

- Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất và chế biến chè Shan tạo sản phẩm an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu” Mã số: KC.06.20/06-10. Thuộc chương trình: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực đã dự thảo quy trình trồng chè Shan núi cao.

- Dự án: “Sản xuất thử, phát triển và chế biến sản phẩm chè Shan mới cho vùng miền núi phía Bắc”, Mã số: KC.06.DA04/11-15, Thuộc chương trình: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

 Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu và xây dựng mô hình thâm canh chè Shan trồng tập trung trong sản xuất đề xuất “Quy trình trồng thâm canh chè Shan tập trung” đề nghị công nhận TBKT trong sản xuất chè Shan.

 Chủ trì: TS. Nguyễn Hữu La

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh trồng chè Shan tập trung có điều kiện tương tự như Yên Bái và Hà Giang.

 5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức cá nhân sản xuất chè Shan trồng tập trung.

 6. Tiêu chuẩn trích dẫn: Tham khảo tài liệu vềQuy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè: Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 446 - 2001, nội dung thay đổi bổ sung ở phần kỹ thuật trồng, bón phân, đốn hái chè Shan trồng tập trung.

II. QUY TRÌNH TRỒNG THÂM CANH CHÈ SHAN TẬP TRUNG

1. Kỹ thuật gieo trồng

1.1. Kỹ thuật và thời vụ làm đất

a) Làm đất:

Đất trồng chè phải đạt yêu cầu sạch cỏ dại, cày sâu, phơi ải, vùi lớp đất mặt có hạt cỏ xuống dưới, san ủi những điểm cục bộ.

Những vùng bằng phẳng có qui mô diện tích lớn áp dụng kỹ thuật cày sâu toàn bộ bề mặt từ 20 – 35 cm. Trường hợp không cày toàn bộ bề mặt cũng phải đào rãnh trồng. Đào rãnh hàng trồng chè sâu 40 - 45cm, rộng 50 - 60cm, lấp đất mặt xuống dưới, lấp đất cái lên trên mặt đất 5 - 10cm.

b) Thời vụ làm đất:

Làm đất vào thời gian ít mưa (dưới 150mm/tháng) tránh xói mòn.

Tháng 11đến tháng 3 năm sau phục hoang phục hoá, đất xấu trồng cây phân xanh cải tạo đất. Vào mùa khô tháng 1 - 2, đào rạch theo đường đồng mức có kích thước: mặt rạch rộng 35 - 40 cm; sâu rạch 40 - 50 cm

1.2. Giống chè

a) Giống:

Trồng các giống chè Shan được được cấp có thẩm quyền cho áp dụng trong sản xuất thích hợp với từng vùng như: 13 cây chè Shan đầu dòng, Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, PH12, PH14 ...

b) Tiêu chuẩn cây con:

 Cây chè được giâm cành trong vườn ươm từ 8 - 12 tháng, cây cao từ 25 cm trở lên, có 8 - 10 lá thật, đường kính cây con đo sát gốc từ 4,5mm trở lên, vỏ phía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm. Lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng, không có nụ hoa.

1.3. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng bầu cây (vào vụ mưa): tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9

1.4.Trồng cây chè.

Đất trồng chè phải được cày vùi cây phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 – 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây.

 a) Mật độ, khoảng cách trồng

- Nơi đất dốc trên 150: Hàng cách hàng 1,5 - 1,6m, cây cách cây 0,5 - 0,55m (số cây chè giống 1,2 - 1,4 vạn cây /ha)

- Nơi dốc dưới 150: Hàng cách hàng 1,4 - 1,5 m, cây cách cây 0,45 m -0,50 (số cây chè giống 1,3 - 1,6 vạn cây/ha)

- Vùng thấp: Hàng cách hàng 1,4 m, cây cách cây 0,4- 0,45m (số cây chè giống 1,6 -1,8 vạn cây/ha)

b) Cách trồng

Đặt bầu vào hố hay rạch, bỏ túi bầu, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1,5 - 2,5 cm, đặt mầm cây theo một hướng xuôi chiều gió chính.

Trồng xong tủ cỏ, rác hai bên hàng chè hay hốc trồng dày 20 cm bằng xác thực vật không có khả năng tái sinh. Tưới khi có điều kiện và rào xung quanh khu vực trồng để bảo vệ khỏi gia súc phá hại.

1.5. Cây che bóng và phân xanh cải tạo đất:

- Thời vụ gieo cây phân xanh: Tháng 1 - 2 hàng năm, ngay sau khi làm đất, trồng chè.

- Cách gieo: Cây hàng năm (lạc, đậu tương) gieo giữa hàng, mật độ tuỳ theo loại cây, cách gốc chè ít nhất 40 cm về mỗi bên. Cây lưu niên 2 - 4 năm (các loại muồng, cốt khí) kiêm che bóng tạm được gieo theo cụm một đường giữa hai hàng chè, khoảng cách tâm cụm 30 - 40 cm, mỗi cụm đường kính 3 - 5 cm.

+ Lượng hạt cây phân xanh gieo: 5 - 7kg/ha. Bón bổ xung 100 kg supe lân + 30 kg urê/ha, chú ý phòng trừ cỏ và trâu bò phá hoại.

+ Kỹ thuật gieo trồng: Khi gặp thời tiết thuận lợi (đất ẩm), cuốc hố giữa hai rạch chè sâu 3 - 5 cm, khoảng cách các hố 40 - 55cm/hố, mỗi hố gieo từ 3 - 5 hạt rồi lấp đất, phá váng làm cỏ kịp thời khi cây cao dưới 20 cm.

- Thu hoạch cây phân xanh:

+ Cây cốt khí cao 70 - 80 cm cắt phần ngọn dài 30 - 40 cm thu chất xanh, tủ vào rạch chè, thời vụ cắt tỉa vào tháng 4, tháng 7, tháng 10 khi chè chuyển sang kinh doanh có cây che bóng tràm lá nhọn thay thế, lúc này có thể loại bỏ cốt khí.

2. Kỹ thuật chăm sóc

2.1. Giặm cây con

Nương chè phải được trồng giặm cây con ngay từ năm đầu sau trồng vào những chỗ mất khoảng. Bầu cây con đem giặm có cùng tuổi với cây chè trên nương đã được dự phòng 10 - 15 %. Trồng giặm vào ngày giâm mát, mưa nhỏ hoặc sau mưa to. Giặm chè cần được tiến hành liên tục trong thời kỳ chè kiến thiết cơ bản (2 - 3 năm), đảm bảo nương chè đông đặc. Trồng dặm tốt nhất vào vụ xuân sớm tháng 2 - 3 khi có mưa nhỏ, đất vừa ẩm.

2.2. Kỹ thuật bón phân:

a) Bón lót trước khi trồng

Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 - 30 tấn/ha và 800 kg P2O5/ha, trộn phân vào đất trồng, có thể sử dụng chất hữu cơ, cỏ rác tủ thay thế một phần phân hữu cơ .

     b) Bón phân cho mỗi ha chè KTCB (2 - 3 năm sau trồng) theo bảng sau

Loại cây chè

Loại phân

Lượng phân (kg)

Số lần bón

Thời gian bón (vào tháng)

Phương pháp bón

 

Chè tuổi 1

N

40

2

2-3 và 6-7

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm cách gốc 25-30cm, lấp kín

P2O5

30

1

2-3

K2O

30

1

2-3

Hữu cơ

10.000-20.000

1

2-3

 

Chè tuổi 2

N

60

2

2-3 và 6-7

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm cách gốc 25-30cm, lấp kín

P2O5

30

1

2-3

K2O

40

1

2-3

Đốn tạo hình lần 1

(2 tuổi)

 

P2O5

 

100

 

1

 

11-12

Trộn đều, bón sâu 15-20 cm cách gốc 30-40cm, lấp kín

Chè tuổi 3

N

80

2

2-3 và 6-7

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm cách gốc 30-40cm, lấp kín

P2O5

40

1

2-3

K2O

60

2

2-3 và 6-7

c. Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh

 - Bón phân NPK cho một ha chè Shan trồng tập trung thời kỳ sản xuất kinh doanh hàng năm với lượng 325 kg đạm urê, 275 kg supelân, 180 kg kalisunphat.

 - Bón bổ sung hàng năm 2 - 3 tấn phân vi sinh hoặc 20 tấn phân hữu cơ cho 01 ha chè Shan.

Liều lượng phân bón cho mỗi ha chè kinh doanh theo bảng sau:

Loại phân

Lượng phân

(Kg)

Số lần bón

Thời gian bón

(vào tháng)

Phương pháp bón

Đạm Urê

Supe lân

Kalisunphat

325

275

180

2 - 3

1

2

2 ; 5 ; 8

1 - 2

2 ; 6

Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón  30 - 40 - 30% N; 100% P2O5 60 - 40% K2O

Phân vi sinh hoặc phân hữu cơ

 

2.000- 3.000

20.000

2

1

3; 7

1 - 2

 

-Phân vi sinh bón vào tháng 3: 40%, tháng 7: 60%.

-Phân hữu cơ trộn đều với phân lân, bón rạch sâu 15-20 cm, giữa hàng, lấp kín.

Kỹ thuật bón:  Bón phân ở giữa rạch chè, cách gốc 40cm theo rạch sâu 6 - 8cm, sau khi bón phân xong lấp kín.

2.3 Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại

Phòng trừ sâu bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất đến môi trường. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:

- Biện pháp canh tác: phòng chống cỏ dại, vệ sinh nương đồi, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non, hái kỹ để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.

- Biện pháp sinh học, sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái trên nương chè.

- Biện pháp hoá học: Phun thuốc theo điều tra dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh. Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 - 15 ngày mới được thu hái.

2.4. Kỹ thuật đốn, hái chè

2.4.1. Đốn chè

   a) Đốn tạo hình:

Lần1: khi trên nương chè có 80 % số cây có đường kính gốc 1-1,5cm thì tiến hành đốn, đốn thân chính cách mặt đất 20 - 25 cm, đốn cành bên cách mặt đất 35 - 40 cm.

Lần 2: Đốn cách mặt đất 45 – 50 cm

Lần 3: Đốn cách mặt đất 55 – 60 cm

b) Đốn phớt:

Hai năm đầu, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70 cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1 cm so vết đốn cũ.

Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: 1 năm đốn phớt như trên, 1 năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

c) Đốn đau:

Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90 cm so với mặt đất, nhiều cành tăm, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách măt đất 45 - 50cm; hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 - 75 cm.

d) Đốn trẻ lại:Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 25 -30cm.

đ) Thời vụ đốn:

Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau.

- Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.

- Đốn đau trước, đốn phớt sau.

- Đốn tạo hình chè con trước, đốn chè trưởng thành sau.

e) Cách đốn và dụng cụ đốn

- Đốn tạo tán có mặt bằng nghiêng theo sườn dốc, không làm dập cành, xây xát vỏ.

- Đốn đau, đốn lửng, đốn trẻ lại dùng dao, cưa.

- Đối với chè sản xuất kinh doanh áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Đốn bằng máy đốn đơn với nương chè có địa thế dốc và tán nhỏ với độ dài lưỡi 75cm như máy E7H-750 Ochai của Nhật Bản. Dùng máy đốn đôi đối với độ dài lưỡi 120 cm như máy R-8GA1200 với nương chè có địa thế bằng và tán lớn.

2.4.2. Hái chè bằng máy

Chỉ thu hoạch khi đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV và các hóa chất dùng trong xử lý cho chè theo hướng dẫn.

Vụ Xuân:hái nhảo những búp chè vượt lên trên tán tạo cho tán chè đồng đều để hái máy. Sau 20 - 25 ngày kể từ ngày hái của lứa trước liền kề, trên tán chè xuất hiện một số búp mọc vượt lên trên mặt tán thì hái nhảo bằng tay.

- Thời gian để có lứa hái chè bằng tay tùy theo mùa vụ vùng sinh thái, trung bình cứ sau 40 - 45 ngày có một lứa hái

- Thời điểm hái: khi trên nường chè có từ 90 % số búp đủ tiêu chuẩn hái.

- Yêu cầu kỹ thuật hái chừa: Duy trì chừa 2 lá chừa, vụ thu có thể chừa 1 lá chừa, từ tháng 10 hái sát lá cá.

- Kỹ thuật sử dụng máy: Khởi động và sử dụng máy hái chè theo đúng quy trình vận hành hướng dẫn sử dụng máy.

- Lựa chọn máy hái chè: Vùng sản xuất chè Shan đồi chè có độ dốc 10 - 150 sử dụng máy hái đơn nhãn hiệu AM110EB/28EZ Ochai - Nhật Bản.

- Kỹ thuật hái chè bằng máy hái đơn: Một người hái đeo động cơ trên lưng, hai tay cầm ở vị trí đã thiết kế, đặt mặt lưỡi máy hái theo hướng song song với mặt phẳng hàng chè, di chuyển dọc theo hàng chè, mỗi lần hái một nửa tán chè sau đó lại hái nửa tiếp tán còn lại theo yêu cầu kỹ thuật hái, một người đi phía sau đỡ túi đựng và tháo túi đựng khi lượng chè đầy túi.

* Kỹ thuật sửa tán: Sửa tán 2 lần trong năm như sau:

- Lần thứ nhất sau khi kết thúc vụ xuân vào tháng 4; Lần 2 vào tháng 7; 

- Kỹ thuật sửa tán: Loại bỏ những cành chè sinh trưởng vượt trên tán để tạo tán bằng cho chè sinh trưởng đều trên tán, thực hiện như đốn phớt nhẹ. Dùng máy E7B1-750 để sửa tán.

2.5. Bảo quản nguyên liệu:

Tại các bìa lô trải tấm vải bạt lớn để chứa búp chè từ các túi đựng búp chè của máy hái, trước khi vận chuyển búp chè tươi thu xong phải để nơi râm mát, tránh ánh sáng nắng trực tiếp, tránh giập nát búp chè, loại bỏ những tạp chất và lá chè già trước khi vận chuyển về nơi chế biến.

- Vận chuyển: chè búp tươi bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất, đưa đến nơi chế biến không quá 4 - 6h sau khi hái./.