Access counter
  • Online:
  • Today:
  • This month:
  • Total:

News

HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG - LÀO CAI THĂM MÔ HÌNH THÂM CANH GIỐNG CHÈ SHAN LP18 TẠI MỘC CHÂU – SƠN LA

01/08/2022, 08:52

HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG  - LÀO CAI THĂM MÔ HÌNH

THÂM CANH GIỐNG CHÈ SHAN LP18 TẠI MỘC CHÂU – SƠN LA

Ngày 8-9/7/2022, Đoàn công tác của huyện Mường Khương do đồng chí Lê Ngọc Dương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đã đi tham quan, học tập, mô hình thâm canh chè Shan tuyết tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cùng đi có đồng chí Hoàng Văn Tuyên, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Đồng chí Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo một số phòng, ban, ngành của huyện, Chủ tịch UBND một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Mộc Châu là huyện có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, có nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau là lợi thế để đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp và đầu tư phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương, đặc biệt là các loại quả ôn đới, rau hoa chất lượng cao. Nhất là việc phát triển cây chè Shan tuyết, Kim tuyên.

bba25ccde01922477b08

61bc68add47916274f68

                   Tham quan mô hình phát triển chè shan LP18 tại xã Chiềng Sơn

d760c57f79abbbf5e2ba             Đoàn tham quan vườn ươm giống chè Shan LP 18

z3599878809597_0117f7052febd047fc91ba823bad02de                         Giống chè Shan LP18 có ưu điểm vượt trội về hiệu quả kinh tế

0b2f100dacd96e8737c8                      Trên cơ sở tiềm năng về đất đai, các xã sẽ nghiên cứu để áp dụng vào địa phương

1bbeb1900d44cf1a9655_1

Chè shan LP18 có ưu điểm khả năng chống chịu sâu bệnh tốt

Trong chuyến tham quan học tập, mô hình, đoàn công tác của huyện Mường Khương đến tham quan tìm hiểu thực tế một số mô hình nông nghiệp gắn với phát triển du lịch; thăm vườn ươm giống chè và nương chè shan LP18 của xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu. Đây là giống chè có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt, đem lại năng suất 15 tấn/ ha/ năm với giá bán 15.000 đồng/kg. Tại đây đoàn công tác đã được Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc chia sẻ thêm về những ưu điểm vượt trội và hiệu quả về năng suất cũng như kinh tế khi trồng loại chè này.

80655d4de19923c77a88_1

                            Giống chè shan LP18 cho ra nhiều búp hơn so với giống chè khác

Khí hậu thổ nhưỡng ở Mộc Châu khá tương đồng với các xã vùng cao của huyện Mường Khương. Chính vì vậy sau chuyến tham quan mô hình sẽ giúp huyện có thêm hướng đi mới trong phát triển cây chè tại các địa phương.

710ccb2677f2b5acece3

                            Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại đồi chè shan LP18

Với những cách làm của huyện Mộc Châu ( Sơn La) sẽ là đòn bẩy và hướng đi mới cho Mường Khương trong việc mở rộng và phát triển chè tại các xã vùng cao trên địa bàn huyện. Đặc biệt là kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp gắn với du lịch để tương lai không xa Mường Khương sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài tỉnh./.

(Trích bản tin của Trung tâm Văn hóa, TT-TT huyện Mường Khương)

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KIỂM TRA DỰÁN SẢN XUẤT THỬ GIỐNG CHÈ SHAN LP18 TẠI SƠN LA NĂM 2022

20/07/2022, 08:15

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KIỂM TRA DỰÁN SẢN XUẤT THỬ GIỐNG CHÈ SHAN LP18 TẠI SƠN LA NĂM 2022

Ngày08/7/2022 Vụ Khoa học Công nghệ vàMôi trường, Vụ Tài chínhvà Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp Bộ năm 2022 tại Công ty Cổ phần chè Chiềng Ve, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thuộc nội dung của dựán“Sản xuất thử giống chè shan LP18 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chủ trì thực hiện giai đoạn 2020-2022.

Dự ánthực hiệnmột số nội dung sautại điểm Sơn La:

- Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống chè shan LP18 cho vùng Tây Bắc từ năm 2020-2021 (sau khi hoàn thiện qui trình đến năm 2022 đã nhân rộng qui mô nhân giống khoảng 1 triệu bầu chè giống LP18 trên năm);

- Xây dựng mô hình thâm canh 13ha giống chè LP18 độ tuổi kinh doanh, sản phẩm búp tươiđảm bảo ATTP phục vụchế biến chè nội tiêu và xuất khẩu; trồng mới 10ha do tổ chức chủ trì và Công ty Cổ phân chè Chiềng Ve và người dân tại xã Chiềng Sơn thực hiện.

Đơn vị chủ trìđã báo cáo tiến độ thực hiện, những thuân lợi khó khăn trong thời gian triển khai dựán. Đơn vị phối hợp, đại diện chính quyềnđịa phương (UBND xã Chiềng Sơn)đã phát biểuý kiến về quá trình phối hợp triển khai thực hiện dựán. Sau khi nghe các bên báo cáođoàn kiểm tra đãđi thăm thựcđịa, kiểm tra đánh giá mô hình: Sản xuất cây giống nhân rộng sau hoàn thiện qui trình; Mô hình thâm canh giống chè LP18; Thăm nhà máy chế biến chèCủa Công ty Cổ phân chè Chiềng Ve – mô hìnhliên kết thu mua nguyên liệu búp chè tươi, chế biếncác sản phẩm chè.

Trưởngđoàn kiểm tra -ông Nguyễn Quang Tin đã kết luận:Đánh giá cao sự phối hợp của cơ quan chỉ trì vớiđơn vị phối hợp và chính quyềnđịa phương; Các mô hình được người dân áp dụng tốt các công nghệ mới của dựa án, cây chè sinh trưởng tốt, việc nhân giống chè LP18 để mở rộng diện tích được thực hiện rất tốt; Cơ quan phối hợp(Công ty cổ phần chè Chiềng Ve) đã thu mua toàn bộ nguyên liệu búp tươi cho người dân tham gia mô hình thâm canh;Nhìn chung các mô hình triển khai tạiSơn Lađạt kết quả tốt theo mục tiêu của dựán. Đoàn đề nghịquan chủ trì tiếp tục thực hiện các nội dung công việc còn lại, mở rộng sản xuất, đánh giá và tổng kết dựán.

 

Một số hình ảnh đoàn kiểm tra tại thựcđịa

 

 

 

 

 

 

 

TS. Nguyễn Thị Hồng Lam – Thư ký dựán

HỘI THẢO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ GIAI ĐOẠN 2022 – 2030

24/06/2022, 15:08

     Nhân dịp kỷ niệm 104 năm thành lập Cơ sở nghiên cứu Nông lâm nghiệp Phú Thọ, ngày 20 tháng 6 năm 2022 Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Hội Khoa học Công nghệ Chè Việt Nam tổ chức hội thảo: “Định hướng nghiên cứu và phát triển cây chè giai đoạn 2022 – 2030”.

Dự hội thảo các đồng chí Lãnh đạo Viện, lãnh đạo Hội, các đại biểu đại diện cho các thế hệ nghiên cứu về cây chè và đông đảo cán bộ nghiên cứu khoa học. Đồng chủ trì Hội thảo T.S Lưu Ngọc Quyến - Bí thư Đảng ủy Viện trưởng và T.S Đỗ Văn Ngọc - Chủ tịch Hội KHCN chè Việt Nam.

Tại hội thảo, đại diện Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã trình bày báo cáo: “Hiện trạng và một số kết quả nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật về chè giai đoạn 2018 – 2022, định hướng nghiên cứu thời gian  tới”; Hội Khoa học Công nghệ Chè Việt Nam đã trình bày báo cáo: “Kế thừa phát triển truyền thống nghiên cứu khoa học công nghệ chè Việt Nam”. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích đánh giá thực trạng nghiên cứu giai đoạn vừa qua, những kết quả đạt được đồng thời có nhiều định hướng cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và sản xuất thực nghiệm thời gian tới, một số định hướng cụ thể: đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản về thổ nhưỡng; canh tác tuần hoàn bền vững; chế biến sâu, công nghệ tách chiết; nghiên cứu ứng dụng máy móc thiết bị, tự động hóa trong sản xuất chè...Bên cạnh đó Hội thảo cũng định hướng cần phải đẩy mạnh phát triển Văn hóa trà – kết hợp du lịch ngành chè; nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thị trường; kết hợp nghiên cứu truyền thống với nghiên cứu  hiện đại...

          Hội thảo là dịp để các thế hệ làm công tác nghiên cứu ôn lại truyền thống, đánh giá hiện trạng và gợi mở các định hướng nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất thử nghiệm cho Viện trong thời gian tới.

Một số hình ảnh hội thảo 

z3514355391919_8e33254bf74ec7e8cc17a0600e025dff
z3514373456583_841b44b33753ecbcc2bbdb276f9fed84
z3514355372507_5b5afb8eda3f4390a5c00e1cf60833e6
z3514373464814_99253c55eb37e56a9cb41eee79581dd8