Access counter
  • Online:
  • Today:
  • This month:
  • Total:

News

HỘI THẢO “ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ GIAI ĐOẠN 2022 – 2030”

24/06/2022, 14:46

Nhân dịp kỷ niệm 104 năm thành lập Cơ sở nghiên cứu Nông lâm nghiệp Phú Thọ, ngày 20 tháng 6 năm 2022 Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Hội Khoa học Công nghệ Chè Việt Nam tổ chức hội thảo: “Định hướng nghiên cứu và phát triển cây chè giai đoạn 2022 – 2030”.

z3514373464814_99253c55eb37e56a9cb41eee79581dd8

Dự hội thảo các đồng chí Lãnh đạo Viện, lãnh đạo Hội, các đại biểu đại diện cho các thế hệ nghiên cứu về cây chè và đông đảo cán bộ nghiên cứu khoa học. Đồng chủ trì Hội thảo T.S Lưu Ngọc Quyến - Bí thư Đảng ủy Viện trưởng và T.S Đỗ Văn Ngọc - Chủ tịch Hội KHCN chè Việt Nam.

Tại hội thảo, đại diện Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã trình bày báo cáo: “Hiện trạng và một số kết quả nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật về chè giai đoạn 2018 – 2022, định hướng nghiên cứu thời gian  tới”; Hội Khoa học Công nghệ Chè Việt Nam đã trình bày báo cáo: “Kế thừa phát triển truyền thống nghiên cứu khoa học công nghệ chè Việt Nam”. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích đánh giá thực trạng nghiên cứu giai đoạn vừa qua, những kết quả đạt được đồng thời có nhiều định hướng cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và sản xuất thực nghiệm thời gian tới, một số định hướng cụ thể: đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản về thổ nhưỡng; canh tác tuần hoàn bền vững; chế biến sâu, công nghệ tách chiết; nghiên cứu ứng dụng máy móc thiết bị, tự động hóa trong sản xuất chè...Bên cạnh đó Hội thảo cũng định hướng cần phải đẩy mạnh phát triển Văn hóa trà – kết hợp du lịch ngành chè; nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thị trường; kết hợp nghiên cứu truyền thống với nghiên cứu  hiện đại...

          Hội thảo là dịp để các thế hệ làm công tác nghiên cứu ôn lại truyền thống, đánh giá hiện trạng và gợi mở các định hướng nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất thử nghiệm cho Viện trong thời gian tới.

z3514355391919_8e33254bf74ec7e8cc17a0600e025dff
z3514373456583_841b44b33753ecbcc2bbdb276f9fed84
z3514355372507_5b5afb8eda3f4390a5c00e1cf60833e6

Chè Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh ở thị trường Anh

02/06/2022, 15:20

Chè Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh ở thị trường Anh

Chè Việt Nam nhập khẩu vào Anh chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong những năm trước đây, nhưng hiện đang có cơ hội cạnh tranh cao hơn tại thị trường này.

Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh cho biết Anh là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu, có chính sách thương mại tự do và nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn cũng như có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước.

Anh cũng là một trong 5 thị trường nhập khẩu chè lớn nhất thế giới. Năm 2021, nhập khẩu chè của Anh đạt 307,7 triệu USD, giảm 12,2% so với năm 2020. Trong đó, nhập khẩu chè từ Việt Nam đạt 1,8 triệu USD.

huong_che_blao_7fc90571

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 2 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu chè của Anh đạt 64,1 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Anh tăng mạnh nhập khẩu chè Việt Nam với trị giá 404 nghìn USD, tăng 156% so với cùng kỳ năm 2021.

So với các nguồn cung cấp khác chưa có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Anh như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia …, các sản phẩm chè Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh hơn tại thị trường này nhờ những ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do giữa Anh và Việt Nam (UKVFTA).

Chính vì vậy, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho rằng, nếu tận dụng tốt lợi thế từ UKVFTA, mặt hàng chè của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng thị phần tại thị trường Anh. Việc tận dụng tốt các ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh (UKVFTA) sẽ tạo ra những cơ hội hấp dẫn để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, tận dụng các thế mạnh của nhau, từ đó gia tăng hơn nữa giá trị gia tăng từ hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại.

Song, cũng như châu Âu, Vương Quốc Anh là thị trường khó tính, do vậy các cơ quan xúc tiến thương mại cần có giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kết nối với bạn hàng, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Anh… Không phải cứ có hiệp định là tự nhiên sẽ có thị trường hay khách hàng mà còn thông qua nỗ lực lâu dài tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu người dùng cũng như các quy chế khác, hiểu các quy định để tuân thủ… Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng cần tạo cơ chế và cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.

Nguồn https://kinhtedouong.vn