Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KHCN CẤP BỘ: “NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT THÂM CANH NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN, PH10 PHỤC VỤ XUẤT KHẨU ĐÁP ỨNG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ ĐÀI LOAN”

Thứ năm, 09/04/2020, 20:43 GMT+7

Ngày 11/6/2019, Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành đánh giá nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng giống chè Kim Tuyên, PH10 phục vụ xuất khẩu đáp ứng thị trường Nhật Bản và Đài Loan”

Chủ nhiệm: TS. Đặng Văn Thư

Tổ chức chủ trì: Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Thời gian thực hiện: 2015 – 2018.

Đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá đạt loại khá.

Một số kết quả chính của đề tài:

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh giống chè Kim Tuyên, PH10 để sản xuất nguyên liệu chế biến chè (Sencha, Ô long) đáp ứng thị trường xuất khẩu. Quy trình đã được Bộ NN&PTNT công nhận thành TBKT theo quyết định số Quyết định số 75/QĐ-TT-CCN, ngày 15 tháng 3 năm 2019.

- Hoàn thiện Quy trình chế biến chè xanh dạng Sencha, chè xanh chất lượng cao, chè Ô long được công nhận quy trình TBKT cấp cơ sở.

- Đào tạo tập huấn cho 180 người về kỹ thuật thâm canh, chế biến chè Ô long, chè xanh dạng Sencha, chè xanh chất lượng cao từ nguyên liệu các giống chè Kim Tuyên, PH10. Đã tổ chức được 01 đoàn đi thăm quan học tập tại Nhật Bản về kỹ thuật thâm canh và chế biến chè.

- Đã đào tạo được 04 thạc sỹ nông nghiệp và 01 tiến sỹ nông nghiệp.

- Đã đăng được 04 bài bào của Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.

- Xây dựng được các mô hình áp dụng trong sản xuất về quy trình thâm canh tại các điểm Phú Thọ (01ha), Sơn La (01 ha), Lâm Đồng (01ha) trên giống chè PH10, Kim Tuyên cho năng suất tăng 36,65% (giống PH10) và 22,46 – 37,50% (giống Kim Tuyên); hiệu quả kinh tế tăng 27,27 – 98,16%; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân trồng chè...

- Đề tài đã xây dựng được dự thảo tiêu chuẩn chè đáp ứng thị trường Nhật Bản và Đài Loan.

(Quý vị có thể tìm hiểu thông tin chi tiết tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè - Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ).

Tác giả: TS. Trần Xuân Hoàng