Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

KẾT QUẢ SẢN XUẤT THỬ GIỐNG CHÈ SHAN LP18 TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Thứ năm, 16/03/2023, 16:26 GMT+7

KẾT QUẢ SẢN XUẤT THỬ GIỐNG CHÈ SHAN LP18

TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

 

TS.NCVCC Nguyễn Hữu La và các cộng sự

 

         Giống chè LP18 được Viện nghiên cứu chè điều tra thu thập từ năm 1998.  Kết quả điều tra, khảo sát tập đoàn chè shan cổ thụ tại xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ở nhiệm vụ cấp tỉnh“Điều tra, đánh giá hiện trạng giống chè của tỉnh Hà Giang”đã chọn ra 2 cây chè shan số 2 và số 8 có đặc điểm năng suất và chất lượng tốt đem thu thập về trồng nghiên cứu tại Phú Hộ.

       Quá trình nghiên cứu tiếp theo củađề tài “Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống chè chất lượng cao, giai đoạn 2001 – 2005” của Bộ Nông nghiệp& PTNT, cây chè số 2tiếp tục được đề cử vào nhóm những dòng chè triển vọng chất lượng cao đemkhảo nghiệm so sánh giống. Kết quả theo dõi, cập nhật số liệu qua các năm từ 20062010 cho thấy dòng chè Shan số 2 luôn cho búpchè với ngoại hình đồng đều, non lâu, nhiều lông tuyết. Thành phân sinh hóa búp chèrất thích hợp để chế biến chè xanh chất lượng cao như hàm lượng tanin trung bình (29,73%), chất hòa tan khá cao (43,47%), axit amin cao (2,00%). Sản phẩm chè xanh có ngoại hình đẹp, xoăn chắc,lộmàu phấn trắng, mầu nước xanh vàng sáng. Đặc biệt,khi chế biến chè xanh dạng Kim Ngân (chè Đinh) có ngoại hình đẹp (đạt 4,62/5,00 điểm), mầu nước xanh vàng (đạt 4,0/5.0 điểm), hương thơm đặc trưng của hương hoa tự nhiên (đạt 4,2/5,0 điểm) và vị ngọt, hậu dịu, ít chát (đạt 4,2/5.0 điểm), tổng số điểm đạt 17,0/20 điểm và xếp loại chè xanh chất lượng cao.

        Dòng chè Shan số 2 tiếp tục được trồng mở rộng khảo nghiệm sinh thái cho 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La từ năm 2014 đến 2016 cho thấy nó tiếp tục khẳng định vị thế vượt trội về chất lượng và là giống thích hợp cho các vùng chè có độ cao trên 600 mét so mực nước biển. Năm 2018, dòng chè Shan số 2 chính thức được thông qua và công nhận giống sản xuất thửcho vùng trung du và miền núi phía Bắc với tên gọi giống chè shan LP18 (Quyết định số 52/QĐ-TT-CCN ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT).

        Năm 2020, Bộ NN&PTNT giao cho Viện thực hiện dự án sản xuất thử giống chèLP18 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ) nhằm hoàn thiện quy trình nhân giống, quy trình kỹ thuật trồng thâm canh, quy trình công nghệ chế biến và mở rộnggiống ra sản xuất đại trà cho Vùng.

Sau gần 3 năm thực hiện (từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2022), dự án đã hoàn thành và được Hội đồng khoa học Bộ NN&PTNTthông qua tháng 02/2023 với những kết quả chủ yếu như sau:

- Dự án đã hoàn thiện được 3 quy trình kỹ thuật với những mới được nghiên cứu bổ sung:

     + Quy trình công nghệ nhân giống chè Shan LP18 (ban hành theo Quyết định số 487/QĐ-MNPB-KH ngày 22/09/2021): Khả năng sản xuất hom giống đạt 40 - 50 triệu hom/ha, hệ số nhân giống đạt 20 – 25 (tức 1 ha chè kinh doanh khi nuôi hom có thể nhân giống đủ trồng cho 20 – 25 ha);Thời vụ nuôi hom tại vùng Đông Bắc (Phú Thọ) thích hợp nhất vào tháng 8 và giâm hom vào tháng 11, tại vùng Tây Bắc (Sơn La) thích hợp nhất vào tháng 7 và giâm hom vào tháng 10.

     + Quy trình trồng thâm canh cho giống chè Shan LP18 (ban hành theo Quyết định số 487/QĐ-MNPB-KH ngày 22/09/2021): Chè 5 tuổi bón phân theo tỷ lệ N:P:K=180:100:120, cộng thêm 2 tấn phân vi sinh cho năng suất tốt nhất đạt 5,8 tấn/ha và chất lượng chè xanh rất tốt đạt 17,9/20 điểm. Sau chu kỳ 3 năm trồng có thể bón bổ sung 20 – 30 tấn phân hữu cơ hoặc tủ 40 – 50 tấn rơm rạ, tế guột; Sử dụng thuốc trừ sâu Nouvo 3,6EC có hiệu quả cao và hiệu lực kéo dài hơn so với Bio-B, và kết hợp sử dụng bẫy dính sinh học màu vàng có tác dụng tốt nhất trong phòng trừ rầy xanh hại chè.Hái chè vào vụ xuân với búp chè 1 tôm 2 lá chừa cách vết đốn 10cm và giữ tạo hình tán bằng phẳng cho nguyên liệu chế biến chè xanh tốt nhất.

    + Quy trình công nghệ chế biến chè xanh, chè đen cho giống chè Shan LP18 (ban hành theo Quyết định số 292/QĐ-MNPB-KH ngày 08/4/2022): Kỹ thuật làm héo trong công nghệ chế biến chè xanh dạng Kim Ngân trên giống chè LP18 thích hợp thời gian héo tự nhiên 3-4h, nhiệt độ sấy thích hợp lần 1 là 95-1000C, sau đó hồi ẩm và sấy lần 2 ở nhiệt độ 105-1100C; Kỹ thuật héo thích hợp trong công nghệ chế biến chè đen chất lượng cao trên giống chè LP18 thích hợp ở mức thủy phần là 63-65% và thời gian lên men độc lập trong 2 giờ 30 phút.

- Giống chè shan LP18 được công nhận tự công bố lưu hành, bổ sung vào cơ cấu giống chè năng suất chất lượng cao cho các tỉnh miền núi phía Bắctheo Quyết định số 512/QĐ-MNPB-KH ngày 07/10/2022

- Mô hình sản xuất bầu chè giống: Sau 10 tháng giâm hom đã cho cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn với chiều cao cây đạt 25,95cm, đường kính gốc 0,33cm, thân hóa nâu trên 80% và có 9,37 lá thật. Tỷ lệ xuất vườn đạt 85,89 %. Sản xuất thử nghiệm 1,2 triệu bầu giống tại Phú Hộ đã cung cấp đủ 1 triệu bầu cho dự án. Lợi nhuận sản xuất bầu đạt 770,117 triệu đồng cho 1 triệu bầu,  cao hơn đối chứng 1,3 lần, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 2,29.

- Mô hình trồng mới giống chè shan LP18 (30ha):

+ Tại Lai Châu có tỷ lệ sống đạt 92,36%, cây chè sinh trưởng, phát triển tốt%, rất ít bị hại, cây đạt chiều cao 72,36cm, đường kính gốc 0,93cm;

+ Tại Sơn La có tỷ lệ sống đạt 93,8%, cây chè sinh trưởng, phát triển khá tốt, cây đạtchiều cao trung bình 48,5cm, đường kính gốc 0,67cm và số cành cấp 1 đạt 6,8 cành/cây;

+ Tại Hòa Bình có tỷ lệ sống 90,23%, cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, cây có chiều cao và đường kính gốc lần lượt đạt 95,6cm1,25cm;

+ Tại Hà Giang có tỷ lệ sống 91,82%, cây có chiều cao 72,57cm, đường kính gốc 1,56cm, sâu bệnh hại hầu như không có hoặc rất ít.

- Mô hình thâm canh giống chè shan LP18 (15ha):

+ Tại Sơn La: sinh trưởng giống chè LP18 ở tuổi 9 có mật độ búp đạt 361,4búp/m2, khối lượng búp 1 tôm 3 lá đạt 1,17g, năng suất đạt 13,62tấn/ha và tăng 17,0%so đối chứng, tỷ suất lợi nhuận đạt 41,9% so với sản xuất đại trà. Mô hình của dự án cho lợi nhuận 79,810 triệu đồng/ha (cao gấp 2 lần so với mô hình đối chứng), tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 2,03;

+ Tại Phú Thọ: sinh trưởng giống chè LP18 ở tuổi 17 có mật độ búp đạt 231,8 búp/m2, khối lượng búp từ 0,9-1,07g/búp, năng suất đạt 17,73tấn/ha. Mô hình thâm canh mang lại lợi nhuận 68,968 triệu đồng/ha (cao gấp 3,4 lần so với mô hình đối chứng), tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 2,25;

Với kết quả của dự án đã đem lại cho sản xuất một giống chè tốt nhằm cải thiện chất lượng chè hiện nay cho vùng Trung du miền núi phía Bắc. Trong qua trình nghiên cứu triển khai dự án tại Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ cho thấy giống chè LP18 có tính thích ứng ở điều kiện có thâm canh, có thể giới thiệu mở rộng ra sản xuất chè trong và ngoài tỉnh.

 

 

z4187074618907_be4c693b32f9d4790787c95d46d41dd0