Access counter
  • Online:
  • Today:
  • This month:
  • Total:

Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

Friday, 13/09/2024, 08:02 GMT+7

Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

PGS.TS Nguyễn Văn Toàn - Thứ Năm, 12/09/2024 , 10:18 (GMT+7)

Khi nước vừa mới rút cây chè đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Cắt tỉa các cành yếu, cành vượt, cành la để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng.

 

Biểu hiện của cây chè sau ngập úng và nguyên nhân

Khi cây chè bị ngập úng kéo dài cây trồng bị suy kiệt là vì đất bị bão hòa nước, gây thiếu oxy vùng rễ. Sau khi nước rút thường tạo lớp váng bề mặt dày làm cho ô xy trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy ô xy để hô hấp, cây trồng gặp khó khăn khi thực hiện quá trình trao đổi khí và hấp thụ các dưỡng chất. Ở điều kiện ngập nước kéo dài cây chè phải hô hấp yếm khí, sinh ra các chất độc hại đối với lông hút của rễ. Các lông hút trên rễ sẽ bị chết, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng. Những nguyên nhân trên làm cho cây chè không thể hấp thu dinh dưỡng qua đường rễ và quang hợp qua đường lá để chuyển hóa dinh dưỡng nuôi cây. Biểu hiện của cây chè sau khi bị ngập úng là: Lá có màu xanh nhạt hoặc lá bị vàng úa, chồi non chậm phát triển, biểu hiện tăng thêm là rụng lá, kể cả lá non, và càng nặng hơn là toàn cây bị héo rũ và chết.

Biện pháp khắc phục và phục hồi cây chè sau ngập úng

Khi nước vừa mới rút cây chè đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Sau đây là một số hướng dẫn:

+ Việc đầu tiên là phải tạo mọi điều kiện để thoát hết nước trong vườn cây, vườn nào thấp dễ đọng nước cần khai thông mương, đánh rãnh để nước rút xuống càng nhanh càng tốt.

+ Cắt tỉa các cành yếu, cành vượt, cành la để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng. 

+ Khi nước rút hoàn toàn, lưu ý không nên làm gì cả cho đến khi đất khô, không dẫm đạp nhiều làm ảnh hưởng đến hệ thống rễ của cây, làm cho cây bị ngạt khí và có thể chết. 

+ Khi đất khô, tiến hành phá váng (lớp bùn mặt) bằng cách dùng cào, cào nhẹ lớp đất bề mặt vừa khô, nứt nẻ để không khí đi xuống dưới dễ dàng, nhằm cung cấp ô xy cho rễ hô hấp tốt.

+ Sau khi cây chè phục hồi hoàn toàn, tiến hành bón bổ sung (bón nhẹ) phân NPK kết hợp trung vi lượng; chú ý theo dõi nấm bệnh hại lá nếu thấy xuất hiện thì cần phun trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu được phép sử dụng trên chè.

Trên đây là một số chia sẻ cùng bà con, chúc bà con thành công.