Kỹ thuật nhân giống chè bằng cây rễ trần
Monday, 27/04/2020, 08:45 GMT+7
TIẾN BỘ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CHÈ BẰNG CÂY RỄ TRẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số TBKT 01- 03:2015/BNNPTNT
ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Cục trưởng Cục Trồng trọt)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Nhóm tác giả: TS. Đỗ Văn Ngọc, TS. Nguyễn Thị Hồng Lam, ThS. Phạm Thị Như Trang, KS. Trần Quang Việt
2. Cơ quan tác giả: Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc
3. Nguồn gốc, xuất xứ: Từ kết quả nghiên cứu thuộc Dự án: “Sản xuất giống chè giai đoạn 2011- 2015”
4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh phía Bắc Việt Nam
5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, các nhân tham gia sản xuất chè.
6. Tiêu chuẩn trích dẫn: Tham khảo tài liệu vềQui trình kỹ thuật giâm cành chè, bổ sung hoàn thiện quy trình “Kỹ thuật nhân giống vô tính chè bằng cây rễ trần” trên các giống chè mới PH8, PH9, PH11, PH12, PH4 về:
- Vật liệu làm giá thể: nền đất kết hợp với phân chuồng
- Chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ giâm dưỡng
- Chế độ ẩm thích hợp cho từng thời kỳ giâm dưỡng
- Chế độ chiếu sáng sau khi giâm cành
II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CHÈ BẰNG CÂY RỄ TRẦN
1. Vật liệu làm giá thể
Khi lấy đất đóng bầu cần gạt lớp đất mặt 10 - 20 cm, đất cần tơi xốp, có thành phần cơ giới trung bình, được đập nhỏ, đường kính hạt đất không quá 0,5cm, loại bỏ các tạp chất. Giâm cành trên nền đất kết hợp với phân chuồng (Nền đất → Phân hữu cơ 10 - 15cm → Đất mịn 5 - 7cm → Cắm hom).
2. Mật độ giâm hom
Đối với giống chè có diện tích lá to như giống (PH11, PH12, PH14) mật độ giâm hom là 250 hom/m2
Đối với giống có diện tích lá trung bình như giống (PH8, PH9) mật độ giâm hom là 300 hom/m2
3. Ẩm độ giâm cành
Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của hom chè mà nước tưới cần đảm bảo như sau: Sau 15-20 ngày ẩm độ 80 - 85%, sau 20-60 ngày điều chỉnh ẩm độ 75 - 80%, từ 60-120 ngày điều chỉnh ẩm độ 80 - 85% và từ 120- 180 đuy trì ẩm độ 75 - 80%.
4. Điều chỉnh ánh sáng
Cây chè giâm rễ trần sau 25 ngày bỏ lưới che xung quanh, sau 60-90 ngày điều chỉnh ánh sáng chiếu vào đạt30%, từ 90-120 ngày điều chỉnh lượng ánh sáng chiếu vào đạt40%, từ 120-180 ngày điều chỉnh lượng ánh sáng chiếu vào đạt50% và sau 180 ngày bỏ toàn bộ lưới che để luyện cây.
5. Bón phân cho vườn ươm
Chè sau khi cắm hom thời gian hình thành mô sẹo, ra rễ muộn nên trong giai đoạn đầu cần phun bổ xung lượng nhỏ phân qua lá sau cắm hom 15 ngày.
- Lượng phân bón thích hợp cho vườn ươm giống chè rễ trần như sau:
Lượng phân bón cho vườn ươm (g/m2)
Thời gian sau cắm hom (tháng) |
Đạm sun phát |
Super lân |
Kaliclorua |
2 |
4 |
4 |
5 |
4 |
7 |
6 |
7 |
5 |
8 |
7 |
8 |
6 |
12 |
8 |
9 |
7 |
14 |
8 |
10 |
8 |
15 |
6 |
12 |
- Phương pháp bón phân: Hoà tan NPK trong ô doa tưới đều trên mặt luống (nồng độ 1 %) sau đó tưới rửa lại bằng nước lã. Khi mầm chè mọc cao, có thể phun phân bón lá, phân vi lượng, 1 lít dung dịch phun cho 5m2 bầu kết hợp với phun thuốc trừ sâu, thời gian phun vào giữa 2 lần bón phân. (Lượng phân bón lên 1,5 lần, tăng số lần tưới dung dịch NPK lên 6 lần để tăng tỷ lệ xuất vườn).
6. Tiêu chuẩn cây chè giống xuất vườn
Cây xuất vườn phải đảm bảo:
- Đối với giống PH10 cao cây từ 25 cm, có 8 - 10 lá thật, đường kính gốc ≥ 3,0 mm, độ hoá nâu thân ≥ ½ chiều cao thân cây thời gian sinh trưởng trong vườn ươm ≥10 tháng.
- Đối với các giống chè PH8, PH9, PH11, PH14 cao cây trên 25 cm; có 8 -10 lá thật; đường kính gốc > 3,0mm; độ hoá nâu thân ≥ ½ chiều cao thân cây; thời gian sinh trưởng trong vườn ươm ≥ 8 tháng.
Cây chè giống cứng cáp, sạch sâu bệnh, cây cao trên 30 cm được bấm ngọn trước khi xuất vườn./.
Trích nguồn: vitesta.com
- LUẬT TRỒNG TRỌT
- Quyết định công nghận giống chè PH10
- Kỹ thuật giâm hom chè dự phòng
- Quy trình nhân giống chè bằng nuôi cấy mô
- Tiến bộ kỹ thuật bón phân, thu hái nguyên liệu sản xuất chè olong từ giống chè PH10
- Tiến bộ kĩ thuật chế biến chè Ô long từ nguyên liệu giống chè PH10
- QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ƯỚP CHÈ HOA BẠCH THIÊN HƯƠNG
- QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ƯỚP CHÈ HOA NGỌC LAN
- TCVN 11041-6:2018 Chè hữu cơ
- TÓM TẮT QUY TRÌNH TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG CHÈ TRUNG QUỐC NHẬP NỘI CHẤT LƯỢNG CAO