Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'
Thứ ba, 05/11/2024, 13:34 GMT+7
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'
'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.
Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Phân bón Lâm Thao - giải pháp nông nghiệp xanh cho cây chè
Bức tranh thị trường chè thế giới, Việt Nam có ghi dấu?
Kỷ lục gia thế giới 'bốc thuốc' cho ngành chè Việt Nam
Sáng 5/11, tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, được sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) phối hợp tổ chức Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao.
Diễn đàn quy tụ hơn 100 đại biểu tham dự trực tiếp, gồm đại diện các cơ quan và viện nghiên cứu thuộc Bộ NN-PTNT, doanh nghiệp, hiệp hội ngành chè các tỉnh miền núi phía Bắc cùng 25 nhà báo dự và đưa tin.
Đây là hoạt động hướng tới Chiến lược phát triển ngành trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2023. Cụ thể, riêng đối với cây chè, Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ chuyển đổi khoảng 70% diện tích sang các giống chè mới. Trong đó khoảng 50% diện tích sẽ dành cho chè xanh chất lượng cao, chè Olong và các loại chè chất lượng cao khác chiếm khoảng 20%.
Để thúc đẩy mục tiêu chuyển đổi ngành chè theo hướng an toàn, chất lượng cao, Bộ NN-PTNT sẽ đẩy mạnh phổ biến rộng rãi bộ giống chè mới, biện pháp canh tác chè bền vững. Tại Diễn đàn, các đại biểu sẽ có cơ hội tìm hiểu kinh nghiệm chuyển đổi sang trồng chè chất lượng cao cũng như được giải đáp thắc mắc, khó khăn về yêu cầu thị trường đối với sản phẩm chè.
Việt Nam có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp cho ngành chè phát triển, với những thương hiệu chè nổi tiếng như: Shan tuyết (Hà Giang), Suối Giàng (Yên Bái), chè B’lao, Ô long Cầu Đất (Lâm Đồng)... Ngành chè thu hút lực lượng lao động lớn với hơn 6 triệu người từ 34 tỉnh thành. Sản phẩm chè của Việt Nam đã xuất khẩu tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là các thị trường như Pakistan, Trung Quốc, Nga, Indonesia…
Tuy nhiên, để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, cần có những giải pháp mang tính hệ thống về quản lý chất lượng. Do đó, Diễn đàn cung cấp cho các nhà sản xuất thông tin về xây dựng thương hiệu chè, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đưa thương hiệu chè Việt sớm hội nhập quốc tế.
- Tác dụng giảm cân của từng loại trà, 2 điều nên tránh khi uống
- Du lịch trải nghiệm đồi chè
- CHÀO MỪNG NGÀY KHCN VIÊT NAM 18/5 VÀ NGÀY TRÀ THẾ GIỚI 21/5
- Hiệp hội Chè Việt Nam: Tổ chức thành công Đại hội khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029
- Nguồn gốc cây chè thế giới là vùng khí hậu gió mùa Đông nam á
- HỘI THẢO “Đề án phát triển cây Chè đến năm 2030”
- Những giống chè mới: Đánh thức những vùng đồi ngủ say
- Chặng đường phát triển của Cơ quan nghiên cứu nông Lâm nghiệp tại Phú Hộ
- NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CHÈ PHỔ NHĨ
- Kỹ thuật chế biến CHÈ X từ nguyên liệu búp chè giống PH1 (Bài viết nhân kỷ niệm 105 năm ngày thành lập Trại nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Phú Hộ)